Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu khô

  Miễn phí vận chuyển và giao hàng trong ngày tại Thanh Hóa và Hà Nội.

  Thời gian giao hàng từ 3-5 ngày với đơn hàng tại các tỉnh thành. 

Nấm ngọc cẩu khô

Mã: SP0161

Tình trạng: Sản phẩm có sẵn!

800.000đ

Đơn vị tính: vnđ/kg

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thương hiệu:

Nội địa

Xuất xứ:

Việt Nam

Bảo quản:

Nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp

Quy cách sản phẩm:

Hộp 1000 g (1 kg)

Hộp 500 g (0,5 kg)

Được xem là một thảo dược quý có khả năng trị “bách bệnh trong kho tàng dược liệu dân gian, xét về cả Tây y lẫn Đông y thì nấm ngọc cẩu đều được đánh giá cao vì đem lại nhiều ích lợi đối với sức khỏe cho người sử dụng.

Ưu đãi đặc biệt

  Tặng voucher giảm 10% chop đơn hàng tiếp theo khi mua 2 kg.

Mô tả

Thông tin chi tiết

1. Nấm ngọc cẩu có đặc điểm sinh thái như thế nào?

Trong từ điển dược liệu, nấm ngọc cẩu còn có nhiều tên gọi khác như Ngọn núi, nấm tỏa dương, Cu chó, Ký sinh hoàn, Dương đài nam, Pín cẩu hay Hoa đất và thuộc họ Gió đất. 

Đây là loài thực vật sống lâu năm, thường được tìm thấy trong rừng sâu, mọc ký sinh trên rễ của các cây thân gỗ lớn ở những khu vực ẩm ướt. Ngoài ra chúng cũng sinh sôi và phát triển ở những vùng núi có độ cao trên 1300m, đặc biệt ưa thích khí hậu lạnh. Ở Việt Nam nấm ngọc cẩu phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, thậm chí là ở những ngọn núi cao vùng Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Ba Vì,...

Theo ghi nhận của một số tài liệu, nấm ngọc cẩu thực chất không thuộc nhóm các cây họ nấm nhưng khi chúng phát triển mọc chồi qua mặt đất, phần đỉnh nấm ngọc cẩu có hình dạng tương tự như thân các loại nấm khác nên người ta gọi nó là nấm ngọc cẩu.

Dựa trên đặc điểm hình dáng bên ngoài, nấm ngọc cẩu được phân làm 2 loại chính bao gồm nấm ngọc cẩu cái và nấm ngọc cẩu đực. Cụ thể như sau:

  • Nấm ngọc cẩu đực: thân hình chóp, đạt độ cao từ 10 - 15cm khi trưởng thành, một số trường hợp người ta còn bắt gặp nấm ngọc cẩu đực cao đến 40cm. Vỏ bên ngoài của nấm nhuộm màu đỏ nâu sẫm, bề mặt nhẵn nhụi với các cán hoa li ti, phần mang hoa có kết cấu dày đặc phủ bên ngoài bằng mo màu đỏ tía. Lớp cán hoa không nở bung ra mà bao trọn lấy phần bắp. Xét về mùi hương thì nấm ngọc cẩu đực có mùi thơm hơn nấm ngọc cẩu cái, vì thế nên khi ngâm rượu người ta thường chọn nấm đực nhiều hơn;

  • Nấm ngọc cẩu cái: kích thước của nấm ngọc cẩu cái có phần khiêm tốn hơn so với loại nấm đực, hình dáng giống với bắp ngô và khối chóp không hiện lên rõ ràng như nấm ngọc cẩu đực. Nấm ngọc cẩu cái có mùi hương “lép vế” hơn nên ít khi được cho vào ngâm rượu.

Bên cạnh hình dáng, ta cũng có thể phân loại nấm ngọc cẩu theo màu sắc trong ruột theo 2 loại chính: nấm ngọc cẩu ruột đỏ và nấm ngọc cẩu ruột vàng:

  • Nấm ngọc cẩu ruột đỏ: bên trong phần ruột nấm chứa màu tím hoặc màu đỏ. Nấm này có kích thước nhỏ hơn so với loại ruột vàng;

  • Nấm ngọc cẩu ruột vàng: bên trong phần ruột là màu vàng, đặc biệt chúng có mùi hương thơm đặc trưng hơn so với loại trên nên rất được lòng những người thích dùng nấm ngâm rượu.

Các thành phần dược liệu đa dạng có trong nấm ngọc cẩu:

Nấm ngọc cẩu tuy nhỏ bé nhưng lại là một kho báu với nhiều thành phần quý rất tốt cho sức khỏe con người, trong đó phải kể đến như: tinh dầu, chất béo, orienti, vitexin, gentianine, diogenin, carpaine và 13 loại axit amin. Đặc biệt, 2 hoạt chất L – Arginin và Anthoxyanozit trong nấm ngọc cẩu có tác dụng bồi bổ cơ thể và phục hồi sinh lý cho nam giới.

2. Điểm danh các công dụng dược lý của nấm ngọc cẩu

Theo đánh giá trong Y học cổ truyền, nấm ngọc cẩu nổi tiếng với những tác dụng sau:

  • Tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lý phái mạnh;

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở nam giới như liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, tinh trùng loãng, di tinh, mộng tinh;

  • Tăng cường chức năng sinh lý và sinh sản cho cả nam giới và nữ giới, tăng ham muốn tình dục;

  • Sản phụ khi dùng nấm ngọc cẩu sẽ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh nở nhanh chóng;

  • Bổ máu, cải thiện hệ tuần hoàn, nâng cao thể trạng;

  • Nhuận tràng, cải thiện các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa;

  • Chữa trị chứng nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. 

Theo ghi chép của Y học hiện đại, các nhà khoa học cũng chứng minh nấm ngọc cẩu có nhiều công dụng tuyệt vời:

  • Cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch;

  • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm loét;

  • Làm tăng giới hạn chịu đựng của cơ thể, nhất là khi ở trong điều kiện thiếu oxy;

  • Là bí quyết trẻ lâu của nhiều người nhờ khả năng chống lão hóa;

  • Cải thiện chức năng của tuyến yên, vùng dưới đồi và tuyến thượng thận;

  • Hỗ trợ khắc phục các bệnh lý ở nữ giới, ví dụ như phục hồi sức khỏe sau sinh, các vấn đề về hậu sản và sinh sản, điều hòa nội tiết tố sinh dục của chị em phụ nữ;

  • Là thần dược trong việc điều trị nám, tàn nhang với công dụng giúp làm sáng và mịn da hiệu quả;

  • Ức chế sự hình thành và triệt tiêu các gốc tự do, ngăn cản sự tăng sinh và phát triển của các khối u lành tính;

  • Khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu, hỗ trợ quá trình tổng hợp ADN và ARN, phòng ngừa bệnh ung thư.

3. Một số lưu ý đặc biệt khi dùng nấm ngọc cẩu

Liều lượng khi sử dụng nấm ngọc cẩu còn tùy theo từng bài thuốc, từng mục đích và đối tượng. Bạn có thể dùng đơn lẻ nấm ngọc cẩu hay kết hợp cùng những dược liệu khác, chế biến theo dạng thuốc sắc, ngâm nấm trong rượu trắng hoặc nấu thành những món ăn ngon miệng.

Mặc dù được coi là thảo mộc quý với khả năng cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe cho con người nhưng nấm ngọc cẩu cũng khá “kén” đối tượng sử dụng, cụ thể là các trường hợp sau không nên dùng nấm ngọc cẩu:

  • Người đang bị suy giảm chức năng gan thận;

  • Cơ địa dễ bị dị ứng, nhất là có phản ứng dị ứng, mẫn cảm với các thành phần nấm ngọc cẩu;

  • Thể trạng ốm yếu;

  • Bệnh nhân bị cao huyết áp;

  • Bệnh nhân ung thư đang áp dụng phương pháp xạ trị;

  • Đã hoặc đang nghiện rượu.